Myanmar-
đất nước được biết đến như “Mảnh đất vàng” là một đất nước
rất nổi tiếng với những ngôi chùa lấp lánh, những rừng gỗ
phong phú và tài nguyên khoáng sản khổng lồ cùng với sự hiếu
khách và thân thiện của người dân Myanmar. Nay Pyi Taw nay
là thủ đô của Liên bang Myanmar, trong khi đó cố đô Yangon
nay là thành phố thương mại và cũng là thành phố Chùa Vàng
của Myanmar.
Hiện có hai tên gọi về đất nước này là Burma và Myanmar, vậy
tên gọi nào là chính thức? Tên gọi chính xác nhất là
Myanmar. Tên gọi Burma là tên của một dân tộc chiếm đa số
dân số Miến Điện. Đất nước Myanmar có 135 dân tộc anh em với
những bộ trang phục đầy màu sắc đă và đang cùng nhau xây
dựng một bầu không khí ấm áp và thân thiện của đất nước
Myanmar.
Vị trí địa lư
Myanmar nằm trên phần phía tây của bán đảo Đông Dương ở
Đông Nam Á từ vĩ độ 9º 32' đến 28º 31' vĩ độ bắc và ở 101 º
11’ kinh độ đông. Myanmar là quốc gia lớn thứ hai ở Đông Nam
Á, có chung biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào
và Thái Lan, có tổng diện tích 677.000 km2 (gấp đôi diện
tích của Việt Nam, và bằng diện tích của Anh và Pháp gộp lại).
Với chiều dài từ bắc xuống nam dài 2051km và chiều rộng từ
đông sang tây dài 936km, Myanmar có một bờ biển dài 2243 km
với Ấn Độ Dương. Hơn 50% tổng diện tích đất nước được che
phủ bởi rừng. Hiện có khoảng 11% trong số 60 triệu dân
Myanmar đang sinh sống tại cố đô Yangon. Mật độ dân số trung
b́nh của đất nước này là khoảng 70 người/km2.
Địa h́nh
Địa h́nh của Myanmar thấp dần từ Bắc tới nam, phía bắc là
vùng núi và cao nguyên và đồng bằng ở miền nam. Đặc điểm địa
lư chủ yếu của Myanmar có thể được chia thành 4 loại: vùng
cao nguyên ở phía đông, vùng núi ở phía tây, vùng đồng bằng
ở khu trung tâm và ven biển Rakhine. Bốn con sông lớn nhất
là Ayeyarwaddy, Thalwin, Chindwin và Sittaung. Sông
Ayeyarwaddy được xem như huyết mạch của cuộc sống sinh hoạt
người dân Myanmar với chiều dài 1238 dặm; sông Thalwin dài
796 dặm, sông Chindwin dài 691 dặm và sông Sittaung dài 186
dặm.
Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng dân số Myanmar là
khoảng 60 triệu người.
Khí hậu
Myanmar là nước có khí hậu nhiệt đới với 3 mùa rơ rệt, mùa hè hay c̣n gọi là mùa nóng, mùa mưa và mùa mát. Mùa hè bắt đầu từ tháng 3 đến giữa tháng 5, mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5 đến tháng 10 và mùa mát bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
Ngôn ngữ
Tiếng Myanmar (c̣n gọi là tiếng Miến) là ngôn ngữ được sử
dụng phổ biến nhất và cũng là ngôn ngữ hành chính của đất
nước này. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ giảng dạy trong các
trường học và cao đẳng và được sử dụng khá rộng răi ở khu
vực Yangon và vùng lân cận. Ở các thành phố lớn, tiếng Hoa
và tiếng Hindi cũng được sử dụng khá phổ biến.
Tôn giáo
Có hơn 80% dân số Mynamar theo đạo Phật, một số cộng đồng
người th́ theo tín ngưỡng Islamic và Hindu. Liên bang
Myanmar là một quốc gia tự do tín ngưỡng tôn giáo.
Bối cảnh lịch sử
Nền văn minh Myanmar được đánh dấu từ thế kỷ thứ nhất với
những di chỉ khảo cổ được t́m thấy từ thời các vương quốc
Thayekhittaya (Sri Kestra), Beithano (Vishnu) và Hanlin.
Đế chế Myanmar đầu tiên được thành lập trong nửa đầu thế
kỷ 11 bởi vua Anwarahta – người đă thống nhất đất nước bằng
sự lănh đạo mạnh mẽ và trí tuệ xuất chúng, đế chế này với
thủ đô đóng tại Bagan tồn tại đến cuối thế kỷ 13 khi nó bị
xâm chiếm bởi Mông-cổ. Điều này xảy ra được hơn 20 năm trước
khi người Nooc-măng Anh xâm chiếm vào năm 1066. Đế chế thứ
hai được lập lên bởi đức vua Bayinnaung vào giữa thế kỷ 16
có thủ đô đặt tại Bago (Pegu). Đế chế thứ 3 và cũng là đế
chế cuối cùng của Myanmar là đế chế của vua Alaungpaya thành
lập vào năm 1752. Vào thế kỷ 19, trong thời gian cao điểm
của chủ nghĩa thực dân, Myanmar đă lần lượt bị sáp nhập vào
Anh bởi 3 cuộc chiến tranh của người Anglo vào năm 1825,
1852 và 1885. Trong thế chiến thứ 2, Myanmar bị Nhật chiếm
đóng trong gần 3 năm rồi sau đó bị lực lượng Đồng Minh chiếm
lại vào năm 1945. Ngày 04 tháng 1 năm 1948 Myanmar tuyên bố
độc lập và trở thành một quốc gia độc lập và có chủ quyền.
Myanmar là một nước nông nghiệp và đă từng được biết đến
như một vựa lúa của Châu Á. Lúa gạo là lương thực chính và
là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Myanmar. Myanmar có 2 cánh
rừng lớn, sản phẩm gỗ Teak của nước này có chất lượng tốt
hàng đầu thế giới. Ngoài ra, Myanmar c̣n được biết đến như
một khu công nghiệp chế tác đá quư (với nhiều loại đá khác
nhau). Con người Myanmar rất cần cù, chăm chỉ, hào phóng và
hiếu khách, họ luôn mỉm cười thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ
bất kỳ ai đang gặp khó khăn. |